Search

Tuyên truyền giáo dục

Như chúng ta đã biết, ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành học có nhiệm vụ thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt trẻ sớm phát triển thể chất, trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục tiêu của giáo dục trong trường mầm non là giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển, đối tượng chúng ta tiếp cận gần gũi nhất là để thực hiện công tác tuyên truyền là phụ huynh, chính vì vậy nên công tác tuyên truyền cần được chuẩn bị tốt, để những kiến thức đến với phụ huynh phải thực sự cần thiết, thiết thực, hiệu quả. Thông qua đó đội ngũ giáo viên là những người hiểu rõ kiến thức, chương trình giáo dục mầm non, kiến thức mà giáo viên cung cấp cho trẻ qua từng môn học, từng nội dung cụ thể phải được thể hiện chính xác để truyền đạt tới phụ huynh, cung cấp cho phụ huynh để phụ huynh cùng phối hợp thực hiện.


Nội dung tuyên truyền:


Tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
Tuyên truyền về các hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Luôn tôn trọng ý kiến riêng của trẻ, thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của trẻ, luôn động viên trẻ tự tin
Tuyên truyền về việc xây dựng môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo an toàn thân thiên đối với  trẻ,
Tuyên truyền về việc khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện cho trẻ được tim tòi khám phá môi trường xung quanh ndưới nhiều hình thức đa dạng nhăm đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ, cơ hội cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.
Tạo những điều kiện, cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng nhu cầu và hứng thú của trẻ. Tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật để hướng dẩn kỷ năng kiến thức và thái độ cho trẻ, trẻ được hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
Kế hoạch giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể:
Thể hiện các mục tiêu cụ thể rõ ràng phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình giáo dục mầm non.
Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non và có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương, trường/lớp.
Không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng sống cho trẻ.
Thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.


Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.


Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.

Bạn quan tâm