Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020-2021 Trường Mầm non Vĩnh Hòa, bộ phận chuyên môn báo cáo việc thực hiện Hội thi "Làm đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo cấp trường" năm học 2020-2021. Hoạt động này được xem là một hoạt động chuyên môn thường xuyên, nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu cải tiến, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu.
Hòa chung không khí cả nước để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, trường mầm non Vĩnh Hòa phát động hội thi lập tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam nhằm phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong nhà trường để nghiên cứu và tự làm đồ dùng dạy học phục vụ thiết thực cho hoạt động đổi mới dạy học, đổi mới công tác quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường. Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi nội dung và các hoạt động làm đồ dùng dạy học trong toàn trường tại 3 điểm trường.
Bằng những nguyên vật liệu mở sẵn có của địa phương giáo viên của 3 điểm trường đã phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân và nhóm để thiết kế ra những góc chơi tập đẹp mắt, thu hút trẻ, những thiết bị đồ dùng khám phá khoa học, những đồ chơi vận động phù hợp với nội dung chương trình dạy.
1. Điểm chính
Sản phẩm của nhóm GV điểm chính là 1 góc “Vườn cổ tích”: với 1 ngôi nhà lá nhỏ xinh xinh, có giếng nước, cây cau, quang gánh. Bụi tre, cầu khỉ… Từ những đồ dùng cũ phế thãi, được các cô dùng sơn nước khéo léo tạo thành thật sinh động bắt mắt.
2. Điểm phụ 1
Sản phẩm của nhóm GV điểm này đặt sắc nhất với những bộ đồ chơi phát triển vận động (Vận động tinh & vận động thô):
* Đồ chơi “Luồn dây”, “Bộ đan áo”:
Những sợi dây dùng để luồn qua các ống hút ngắn, phát triển sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp linh hoạt chính xác giữa tay - mắt khi xâu, cổ tay và đầu ngón tay khi kéo và cột dây trong quá trình vận động.
* Đồ chơi “Bộ kỹ thuật Busy board”:
Là bảng gồm một số đồ dùng giúp trẻ thực hành rèn luyện kỹ năng vận động tinh cơ bản nhất bao gồm kỹ năng: cầm, nắm, vặn, kéo, đầy, bóp, xoay… tra và đóng, mở ổ khóa…
* Đồ chơi “Bàn bi lắc;, “Khung đa năng”:
* Đồ chơi “Bóng rổ”, “Ném bóng qua vòng”, “Ném bóng vào rổ”:
* Đồ chơi “Bóng rổ”, “Ném bóng qua vòng”, “Ném bóng vào rổ”:
* Đồ chơi “Lưới vượt chướng ngại vật”:
Đây là trò chơi giúp cho trẻ rèn luyện tính cẩn thận, sự phối hợp khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn chân, lưới vượt chướng ngại vật còn có thể dùng làm dụng cụ hổ trợ qua lại cho trò chơi “Ném bóng vào rổ” khi tổ chức trò chơi giao lưu thi đua giữa các khối hoặc các trường.
* Đồ chơi “Bò chui qua cổng”:
Qua đồ chơi của trò chơi bò chui qua cổng giúp trẻ phối hợp tay-chân, mắt-toàn thân nhịp nhàng để thực hiện tốt kỹ năng vận động này.
Kết quả đạt được có thể khẳng định rằng Hội thi "Làm đồ dùng dạy học - đồ chơi tự tạo cấp trường". Đã phát huy tính được tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong nhà trường. Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng tuyên truyền, vận động. Giúp phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về chương trình học mầm non, từ đó họ sẽ ý thức hơn trong việc phối hợp với giáo viên với nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Thông qua chơi mà trẻ học được nhiều điều nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, rèn luyện thể lực thể hiện sức mạnh, sự linh hoạt, độ nhanh nhẹn, khéo léo của trẻ.